Getting into college is kind of like running a race. There are only so many slots in college and university, after all. Naturally, the best runners, the applicants with the highest grades and the most impressive achievements, would get into the best schools. But is this race really fair?
What is affirmative action?
Affirmative action is an effort to provide opportunities in education and employment to groups that have historically been discriminated against.
The case for affirmative action
Racism isn’t just an uneducated person saying mean things; it isn’t just an ignorant kid repeating the hateful things they hear from adults. It’s more than that. It’s systemic. 158 years after the abolition of slavery in the US, 69 years after schools became desegregated, and 60 years after Martin Luther King Jr.’s “I have a dream” speech, the racial wealth gap is still a prominent issue. Why is that?
Well, among many things, being a slave means that you can’t build wealth because your labor was unjustly exploited. So even if you’re now freed from slavery, you don’t have wealth, so your children aren’t likely to have access to higher education simply because you can’t afford the tuition. Which means your children will have limited job opportunities, chaining them to lower-paying positions. Further, employers will discriminate against the color of your skin. So even if you have the same qualifications as a white person, you’re unlikely to be hired. This was the reality for African-Americans for the majority of US history.
But perhaps the most harmful act to minorities in the US was the “Federal Home Loan Bank Act,” enacted in 1932. This act is intended to lower the cost of home ownership by assessing which areas should receive a loan. Unfortunately, the areas that were deemed unfit for loans were neighborhoods with a majority of residents who were people of color because these areas were seen as “high-risk”. This practice is known as “redlining” and disproportionately prevents people of color from owning homes with higher values. This is another barrier to building wealth since houses appreciate in financial value over time.
What makes this act so harmful is the fact that public schools in the US are primarily funded by property taxes. So the lower the home value, the lower the taxes, and the lower the funding. This leads to schools with students who are predominantly people of color being able to afford fewer teachers, meaning classrooms are more crowded and students receiving less individualized guidance. It also leads to fewer extracurricular activities being available because the schools can’t afford the facility costs. This all results in lower scores on standardized tests and fewer extracurricular activities on the students’ resumes, all factors that contribute to people of color being less likely to get accepted into higher education.
To summarize, due to a combination of lacking generational wealth and the way schools are funded, African-Americans have a systematic disadvantage when accessing higher education, continuing the cycle of poverty since they’re less likely to get degrees and high-paying jobs. As such, affirmative action aims to remedy these societal injustices by taking into account college applicants’ race. Not only race, though, as affirmative action also looks at gender since women were largely barred from higher education in the past and the still-existing gender pay gap. Going back to the running metaphor, you can see it as giving a person who starts further from the starting line compared to everyone else more time to make up for that extra distance they have to run.
Some also see affirmative action as a counterbalance to legacy admissions, which favor applicants with parents who previously studied at that school. This practice is usually seen in elite schools, which are generally inaccessible to people of color. Diversity also provides students with more viewpoints, which aids their education.
The case against affirmative action
Affirmative action treats the symptom and not the cause. Instead of focusing on giving people of color a “leg-up” in college admission, we should instead focus on ensuring fairness from the start through improving school funding so that all children, regardless of background, have the same standard of education. Critics also argue that affirmative action should focus more on class than race. Even though class and race have strong correlations, the underlying problem is a lack of resources due to a lack of wealth, so race should be irrelevant. This would create a more inclusive policy involving applicants from all backgrounds.
Everyone deserves a chance at success, regardless of who they are. So to consider race and gender as factors in admission is contradictory to the principles of equality.
This contradicting policy affected a student named Allen Bakke, a white applicant was admitted to the UC Davis School of Medicine after a lawsuit and a landmark decision by the United States Supreme Court. Before 1978, the UC Davis School of Medicine had two separate admission programs: one special program for minority and economically disadvantaged students and one standard program for everyone else. Though economically disadvantaged white students could request to be in the former program, none were admitted through this method.
Bakke’s score didn’t qualify him for the standard program, and he didn’t fit into the special program even though his score was higher than some applicants admitted through said special program. After being rejected twice, Bakke sued and was finally admitted. The Supreme Court ruled that it was unconstitutional to put a quota on minority admission, but colleges can still consider the race of an applicant.
This issue was further expanded upon in the 2003 Grutter v. Bollinger case. Barbara Gutter, an applicant with high academic achievements who was rejected from Michigan University Law School, argued that the admission policy discriminated against her due to its preference for racial minorities. The college was looking to acquire a “critical mass” of minority students so no minority student felt like a token member of their minority group.
This time, the Supreme Court ruled in the school’s favor since the applicant’s race was seen as a factor and not the key thing that got them in. For example, a student from Brazil got in not because of their background but because they were the club leader of the Brazilian Culture Club at their school. Notably, on the same day, the Gratz v. Bollinger case was being argued. In that case, another university lost because they were giving bonus points to minority applicants.
In 2014, an organization called “Students for Fair Admissions” (SFFA) sued Harvard and accused the university of treating Asian-American applicants unfairly, holding them to a higher standard, and rating their personality traits lower. On June 29, 2023, the Supreme Court ruled against race as a contributing factor in admission decisions. So for better or for worse, affirmative action is now over.
Does being equal mean to be blind to race and afford everyone the same opportunity without bias, or does it mean to acknowledge racial disadvantages and try to correct them? The answer to that question, especially in education, is never easy.
Chính sách nâng đỡ
Đỗ vào đại học giống như tham gia một cuộc đua.Đơn nhiên, những người chạy nhanh nhất, những ứng viên có điểm số cao nhất và thành tích ấn tượng nhất sẽ được vào các trường tốt nhất. Nhưng liệu cuộc đua này có thật sự công bằng không?
Affirmative action là gì?
Affirmative action là chính sách của chính phủ Mỹ để cung cấp cơ hội trong giáo dục và việc làm cho những nhóm người đã từng bị kỳ thị trong lịch sử.
Lợi ích của affirmative action
Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc không đơn giản chỉ là những điều cổ hữu từ miệng những người không có học vấn; nó cũng không chỉ là việc một đứa trẻ dại khờ lặp lại những điều chúng nghe từ người lớn. Nó sâu sắc hơn thế. Nó là một hệ thống. 158 năm sau khi chế độ nô lệ chấm dứt tại Hoa Kỳ, 69 năm sau khi các trường học phân biệt chủng tộc đã bị bãi bỏ và 60 năm sau bài diễn văn “I have a dream” của Martin Luther King Jr., khoảng cách giàu nghèo giữa các sắc tộc vẫn là một vấn đề nổi bật. Tại sao lại như vậy?
Chà, ngoài nhiều yếu tố khác, việc trở thành một người nô lệ có nghĩa là bạn không thể tích lũy được tài sản vì lao động của bạn đã bị lợi dụng bất công. Vì vậy, ngay cả khi bạn được giải phóng khỏi nô lệ, bạn không có tài sản, do đó con cái của bạn khó có khả năng tiếp cận giáo dục đại học chỉ vì bạn không đủ khả năng chi trả học phí. Điều này đồng nghĩa với việc con cái của bạn sẽ có cơ hội việc làm bị hạn chế, giam buộc họ vào những vị trí với mức lương thấp hơn. Hơn nữa, nhà tuyển dụng sẽ phân biệt đối xử dựa trên màu da của bạn. Vì vậy, ngay cả khi bạn có cùng trình độ với một người da trắng, khả năng bạn được tuyển dụng lại thấp hơn. Đây là thực tế mà nhiều người Mỹ gốc Phi phải đối mặt trong phần lớn lịch sử của Hoa Kỳ.
Nhưng có lẽ hành động gây tổn hại nhất đối với các dân tộc thiểu số ở Hoa Kỳ là luật “Federal Home Loan Bank Act”, được ban hành vào năm 1932. Luật này nhằm giảm chi phí sở hữu nhà bằng cách xác định những khu vực nào có thể vay vốn. Nhưng những khu vực được cho là không đủ điều kiện để vay vốn là các khu phố với đa số cư dân gốc phi và latinh, vì những khu được coi là “rủi ro cao”. Những hành động này được gọi là “redlining” và khiến việc sở hữu những căn nhà có giá trị cao cực kỳ khó khăn cho người da màu. Điều này cũng là một rào cản khác với việc tích lũy của cải, vì giá trị nhà sẽ tăng theo thời gian.
Lý do mà luật này gây tổn hại nghiêm trọng là vì các trường công lập ở Hoa Kỳ chủ yếu được tài trợ bởi thuế nhà đất. Vì vậy, giá trị nhà càng thấp, thuế càng thấp và nguồn vốn càng ít. Điều này dẫn đến việc các trường chủ yếu có học sinh là người da màu không có khả năng thuê đủ giáo viên, điều đó có nghĩa là phòng học đông đúc hơn và học sinh không nhận được ít hướng dẫn cá nhân hơn. Điều này cũng có nghĩa là trường học có ít hoạt động ngoại khóa hơn vì không đủ kinh phí để trang trải chi phí cơ sở vật chất. Tất cả những điều này dẫn đến điểm số thấp trên các bài kiểm tra chuẩn hóa và ít hoạt động ngoại khóa được ghi trong sơ yếu lý lịch của học sinh, tất cả những yếu tố này đều góp phần làm cho người da màu ít có khả năng được nhận vào giáo dục đại học hơn.
Tóm lại, do sự kết hợp giữa sự thiếu tài sản qua các thế hệ và cách trường học được tài trợ, người Mỹ gốc Phi đối mặt với một bất lợi khi tiếp cận với hệ thống giáo dục đại học, làm tiếp tục chuỗi đói nghèo vì họ có ít cơ hội nhận bằng cấp và công việc có mức lương cao. Do đó, affirmative action nhằm khắc phục những bất công xã hội này bằng cách xem xét chủng tộc của ứng viên đại học. Tuy nhiên, affirmative action không chỉ xem xét chủng tộc, mà còn xem xét giới tính vì phụ nữ lớn phần bị cấm tiếp cận giáo dục đại học trong quá khứ và sự chênh lệch lương giữa nam và nữ vẫn tồn tại. Trở lại với ẩn dụ về cuộc đua, bạn có thể hiểu đó là việc cho phép một người bắt đầu từ vị trí xa hơn thêm thời gian để bù đắp cho khoảng cách mà họ phải chạy.
Một số người cũng coi affirmative action như một sự cân bằng đối với legacy admission, việc ưu tiên các ứng viên có bố mẹ từng học tại trường đó. Điều này thường xuất hiện trong các trường đại học hàng đầu mà người da màu thường khó tiếp cận. Sự đa dạng chủng tộc cũng mang lại cho sinh viên nhiều quan điểm hơn, từ đó hỗ trợ việc học tập của họ.
Tác hại của affirmative action
Affirmative action chỉ xử lý triệu chứng mà không giải quyết nguyên nhân. Thay vì tập trung vào việc đưa người da màu lợi thế trong việc nhập học đại học, chúng ta nên tập trung vào việc đảm bảo sự công bằng từ đầu thông qua cải thiện nguồn tài trợ cho trường học để tất cả trẻ em, bất kể nguồn gốc, có cùng tiêu chuẩn giáo dục. Các nhà phê bình cũng cho rằng affirmative action nên tập trung hơn vào tầng lớp thay vì chủng tộc. Mặc dù tầng lớp và chủng tộc có mối tương quan mạnh, vấn đề cơ bản là sự thiếu thốn nguồn tài nguyên cho giáo dục, vì vậy chủng tộc không nên được cân nhắt. Điều này sẽ tạo ra một chính sách bao gồm ứng viên từ mọi nguồn gốc, mang tính bao dung hơn.
Mỗi người đều xứng đáng có cơ hội thành công, bất kể ai họ là. Vì vậy, xem xét chủng tộc và giới tính như một yếu tố trong việc tuyển sinh là mâu thuẫn với nguyên tắc bình đẳng.
Điều này đã ảnh hưởng đến Allen Bakke, một ứng viên da trắng đã được nhận vào Trường Y khoa UC Davis sau một vụ kiện và một quyết định nổi bật từ Tòa án Tối cao Hoa Kỳ. Trước năm 1978, Trường Y khoa UC Davis có hai chương trình tuyển sinh: một chương trình đặc biệt dành cho sinh viên thiểu số và có hoàn cảnh kinh tế khó khăn và một chương trình tiêu chuẩn dành cho tất cả mọi người khác. Mặc dù sinh viên da trắng có hoàn cảnh khó khăn có thể yêu cầu tham gia vào chương trình đặc biệt, nhưng không có người da trắng nào được nhập học vào thông qua phương pháp này.
Điểm số của Bakke không đủ để đăng ký vào chương trình tiêu chuẩn và anh không đạt điều kiện để vào chương trình đặc biệt mặc dù điểm số của anh cao hơn một số ứng viên được nhận vào chương trình đặc biệt đó. Sau khi bị từ chối hai lần, Bakke kiện trường UC Davis và cuối cùng đã được nhận vào. Tòa án Tối cao quyết định việc áp đặt một hạn chế về việc tuyển sinh thiểu số là vi phạm Hiến pháp, nhưng các trường đại học vẫn có thể xem xét chủng tộc của một ứng viên.
Vấn đề này được mở rộng hơn trong vụ kiện Grutter v. Bollinger năm 2003. Barbara Gutter, một ứng viên có thành tích học tập cao bị từ chối vào Trường Luật Đại học Michigan, lập luận rằng chính sách tuyển sinh phân biệt đối xử với cô do ưu tiên ứng viên thuộc dân tộc thiểu số. Trường đại học đang tìm cách có được một “tổng lượng” sinh viên thiểu số để không có sinh viên thiểu số nào cảm thấy mình là người duy nhất thuộc nhóm người của mình.
Lần này, Tòa án Tối cao quyết định ủng hộ trường học vì chủng tộc của ứng viên được coi là một yếu tố và không phải là điều duy nhất khiến họ được nhập học vào trường. Ví dụ, một sinh viên từ Brazil được nhận vào không phải vì nguồn gốc của họ mà vì họ là nhà lãnh đạo của Câu lạc bộ Văn hóa Brazil tại trường học của họ chẳng hạng. Đáng chú ý, cùng một ngày, vụ kiện Gratz v. Bollinger cũng được tranh luận. Trong vụ kiện đó, một trường đại học khác đã thua vì họ đang cung cấp điểm thưởng riêng cho ứng viên thiểu số.
Năm 2014, một tổ chức mang tên “Students for Fair Admissions” (SFFA) kiện Harvard và cáo buộc trường đại học xử lý không công bằng đối với ứng viên gốc Á châu, đặt ra tiêu chuẩn cao hơn cho họ và đánh giá các đặc điểm cá nhân của họ thấp hơn. Vào ngày 29 tháng 6 năm 2023, Tòa án Tối cao đã quyết định chống lại việc xem xét chủng tộc như một yếu tố đóng góp trong quyết định tuyển sinh. Vì vậy, cho dù tốt hay xấu, affirmative action hiện đã kết thúc.
Liệu công bằng có nghĩa là không nhìn thấy chủng tộc và đảm bảo cho mọi người cơ hội như nhau mà không có định kiến, hay có nghĩa là công nhận sự bất lợi về chủng tộc và cố gắng sửa chữa chúng? Câu trả lời cho câu hỏi đó, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, không bao giờ rõ ràng.