Studying abroad isn’t cheap! It doesn’t need to be more expensive with hidden or add-on fees. Here are some tips to help you save money:
1. Consider all your options before buying textbooks.
College textbooks are notoriously expensive. According to the “Education Data Initiative”, Students spend between $628 and $1,471 on average each year on textbooks and other supplies. The average price for a hard copy is between $80 and $150. Some could cost as much as $400. The College Board suggests a budget of $1,200 for textbooks each year. Students usually have to pay out of pocket for these expenses on top of their tuition and other living expenses.
Sometimes older editions can still be used for the same course, so if your professor approves, you should definitely consider buying second-hand books at a discounted price. You could also ask students in the year above yours if they could give you their text book for free. If you’re lucky, some professors will give you a free PDF of the needed material. In some classes, textbooks may not even be used that often. If that’s the case, you could try sharing with a classmate.
2. Buying in bulk
You can usually get a better price for some items if you buy them in bulk. Take toilet paper, for example. At Walmart, a 9-roll pack of Angel Soft toilet paper costs $6.68. This means that one roll costs about 74 cents. A 36-mega roll pack from the same brand costs $24.12. At this price, an individual roll only costs 67 cents. A difference of 7 cents isn’t much, but you’re actually paying less for more toilet paper. The amount saved isn’t large, but it adds up over time. And since toilet paper doesn’t expire, you don’t have to worry about it going to waste, so it’s a very wise choice to buy the larger pack!
With other items that may go bad if you buy too much and don’t use them in time, primarily food, you could share with your friends and ask them to pitch in.
3. Keep track of your spending.
It’s important to be reflective about your spending habits. If you use money carelessly without a plan or budget, you’ll never get the opportunity to save up for future plans or emergencies. Try keeping a journal of how much you spend and what you spend it on. Set realistic spending limits for each month, and commit to those limits. Try your best not to buy anything on impulse. Carefully consider anything you purchase to make sure you’ll need it and that you’ll need it often enough to justify the price. Just remember, if you’re not sure if you really want it, put it back on the shelf! Only buy something when you’re absolutely sure.
If you’re not in a dorm, try to reduce your utility bills. Turn off the lights when you’re out of the house, save water, and don’t open windows when the AC is running. A little goes a long way each month.
4. Look out for discounts.
There’s no harm in saving the coupons you get in the mail or in magazines. You never know; maybe they’ll come in handy. Some supermarkets have a discount on fresh food near closing time, so be sure to ask employees about clearance sales. Most brands also have apps that you can download for discounts and other deals. Try asking for a student discount any time you can. Most digital services, like Photoshop, Windows, and even Spotify, have student discounts. If you live in a college town, it’s likely that local restaurants will have great deals for students as well.
5. Reduce your waste.
Not only is it good for the environment, but it’s also good for your wallet! Some stores charge a fee for plastic bags, and those fees add up over time, so it’s better to get a reusable bag to do your shopping. Depending on where you are, some stores will give you a bit of money when you return glass bottles. And instead of throwing away old clothes, you could resell them and make some extra cash.
Những tip tiết kiệm tiền cho sinh viên ở Hoa Kỳ
Việc du học không hề rẻ! Nhưng đừng lo, dưới đây là một số mẹo giúp bạn tiết kiệm tiền:
1. Xem xét tất cả các lựa chọn trước khi mua sách giáo khoa.
Sách giáo khoa đại học ở Mỹ có giá rất đắt đỏ. Theo “Dự án Dữ liệu Giáo dục”, sinh viên tiêu trung bình từ 628 đến 1471 đô la mỗi năm cho sách giáo khoa và các vật dụng học tập khác. Giá trung bình cho một bản cứng dao động từ 80 đến 150 đô la. Một số cuốn có thể lên tới 400 đô la. Ban College Board đề xuất học sinh để giành 1.200 đô la cho sách giáo khoa mỗi năm. Thông thường, sinh viên phải tự trả tiền cho những khoản chi phí này cùng với học phí và các chi phí sinh hoạt khác.
Nhiều khi những phiên bản sách cũ vẫn có thể được sử dụng cho cùng một khóa học. Vì vậy, nếu giáo sư của bạn đồng ý, bạn nên mua sách cũ vì chúng sẽ rẻ hơn. Bạn cũng có thể hỏi sinh viên năm trên cho bạn sách giáo khoa cũ. Nếu bạn may mắn, một số giáo sư sẽ cung cấp cho bạn phiên bản PDF miễn phí của tài liệu cần thiết. Trong một số lớp học, sách giáo khoa không được sử dụng thường xuyên. Nếu vậy, bạn có thể thử dùng chung với một bạn cùng lớp.
2. Mua hàng số lượng lớn
Thường thì bạn có thể mua một số mặt hàng với giá tốt hơn nếu bạn mua chúng ở số lượng lớn. Hãy lấy giấy vệ sinh làm ví dụ. Tại Walmart, một gói 9 cuộn giấy vệ sinh Angel Soft có giá 6,68 đô la. Nghĩa là một cuộn giấy tốn khoảng 74 xu. Một gói 36 cuộn cùng thương hiệu có giá 24,12 đô la. Ở mức giá này, một cuộn giấy chỉ tốn 67 xu. Sự khác biệt 7 xu không lớn, nhưng bạn thực sự đang trả ít hơn để có thêm giấy vệ sinh. Số tiền tiết kiệm không lớn, nhưng tích lũy theo thời gian. Và vì giấy vệ sinh không hết hạn sử dụng, bạn không phải lo lắng nó bị lãng phí. Vì vậy mua gói lớn là một lựa chọn rất thông minh!
Với những mặt hàng khác có thể hỏng nếu bạn mua quá nhiều và không sử dụng hết trong thời gian, chủ yếu là thực phẩm, bạn có thể chia sẻ với bạn bè.
3. Theo dõi chi tiêu của bạn.
Việc tự nhìn lại thói quen chi tiêu của bạn rất quan trọng. Nếu bạn sử dụng tiền một cách vô tư mà không có kế hoạch hoặc ngân sách, bạn sẽ không có cơ hội tiết kiệm để thực hiện kế hoạch tương lai hoặc đối phó với những tình huống khẩn cấp. Hãy thử viết một nhật ký về số tiền bạn tiêu và mục đích bạn sử dụng nó. Đặt mục tiêu chi tiêu thực tế cho mỗi tháng và giữ vững những mục tiêu đó. Hãy cố gắng không mua bất cứ thứ gì một cách bốc đồng. Cẩn thận xem xét mọi thứ bạn mua để đảm bảo bạn cần nó và sẽ sử dụng nó thường xuyên để đáng giá tiền. Hãy nhớ, nếu bạn không chắc chắn liệu bạn thực sự muốn nó hay không, hãy để nó trở lại kệ hàng! Chỉ mua một thứ khi bạn chắc chắn tuyệt đối.
Nếu bạn không ở ký túc xá, hãy cố gắng giảm chi phí sinh hoạt. Tắt đèn khi bạn không có ở nhà, tiết kiệm nước, và không mở cửa sổ khi máy điều hòa không khí đang chạy. Mỗi chút đều giúp bạn tiết kiệm tiền hàng tháng.
4. Tìm kiếm các ưu đãi giảm giá.
Hãy tiết kiệm những phiếu giảm giá bạn nhận được qua thư hoặc tạp chí. Bạn không bao giờ biết, chúng có thể hữu ích trong một số trường hợp. Một số siêu thị giảm giá đồ ăn tươi vào gần giờ đóng cửa, vì vậy hãy hỏi nhân viên về các chương trình giảm giá tại cửa hàng. Hầu hết các thương hiệu cũng có ứng dụng để bạn tải xuống và nhận giảm giá và các ưu đãi khác. Hãy thử hỏi xem bạn có được giảm giá sinh viên không mỗi khi có thể. Hầu hết các dịch vụ điện tử, chẳng hạn như Photoshop, Windows, và thậm chí Spotify, đều có giảm giá dành cho sinh viên. Nếu bạn sống ở một “College Town”, các nhà hàng địa phương có thể sẽ có những ưu đãi tuyệt vời dành cho sinh viên.
5. Giảm lượng rác thải.
Điều này không chỉ tốt cho môi trường, mà còn tốt cho ví của bạn! Một số cửa hàng tính phí cho túi nilon, và những khoản phí này sẽ tích lũy theo thời gian. Vì vậy, hãy sử dụng túi tái sử dụng để mua sắm. Tùy thuộc vào nơi bạn sống, một số cửa hàng sẽ trả tiền cho bạn khi bạn trả lại chai thủy tinh. Và thay vì vứt bỏ quần áo cũ, bạn có thể bán lại và kiếm thêm tiền.